Sự nghiệp chính trị Rufus Isaacs, Hầu tước thứ nhất xứ Reading

Năm 1900, ông thất bại trong cuộc tranh cử Quốc hội đại diện cho Bắc Kensington. Isaacs đắc cử vào Hạ Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với tư cách là thành viên Đảng Tự do đại diện cho Reading trong cuộc bầu cử ngày 06/08/1904, ông đã giữ ghế này trong 9 năm, cho đến tận năm 1913.[1]

Năm 1910, ông được bổ nhiệm làm tổng luật sư (Solicitor General) trong chính phủ H. H. Asquith và được phong tước hiệp sĩ. Sau 6 tháng, ông được bổ nhiệm làm tổng chưởng lý (Attorney General). Khi Lãnh chúa Loreburn từ chức Đại Chưởng ấn vào năm 1912, Isaacs dự kiến sẽ kế vị ông, nhưng sau đó ghế này được trao cho Lãnh chúa Haldane. Sau Isaacs được mời tham gia Nội các; ông là tổng chưởng lý đầu tiên ngồi trong Nội các.

Là luật sư, Isaacs đã xử lý nhiều vụ án nổi tiếng. Với tư cách là tổng luật sư, ông đã đại diện cho Bộ Hải quân trong vụ George Archer-Shee. Với tư cách là tổng chưởng lý, ông đã dẫn đầu các cuộc truy tố Edward Mylius về tội phỉ báng chống lại Vua George V, vụ đầu độc của Frederick Seddon (vụ án giết người duy nhất mà Isaacs từng tham gia), và nhà hoạt động nữ quyền Emmeline Pankhurst. Ông cũng đại diện cho Ban Thương mại trong cuộc điều tra về vụ chìm tàu RMS Titanic.

Ngoài ra, ông đã giúp thông qua một số luật quan trọng, bao gồm Đạo luật Nghị viện 1911, Đạo luật Bí mật Chính thức 1911, Đạo luật Bảo hiểm Quốc gia 1911, Đạo luật Công đoàn 1913Đạo luật Chính phủ Ireland 1914. Ông đã được bổ nhiệm vào Cơ mật viện Vương quốc Liên hiệp Anh năm 1911.

Vụ bê bối Marconi

Isaacs là một trong số các thành viên cấp cao của chính phủ Tự do bị cáo buộc có liên quan đến vụ bê bối Marconi. Một bài báo đăng trên tờ Le Matin ngày 14/02/1913 cáo buộc tham nhũng trong việc trao hợp đồng chính phủ cho Công ty Marconi và giao dịch nội gián cổ phiếu của Marconi, liên quan đến một số bộ trưởng đương nhiệm của chính phủ Anh, bao gồm David Lloyd George, Chưởng ấn; Isaacs, lúc đó là tổng chưởng lý; Herbert Samuel, tổng giám đốc bưu điện; và thủ quỹ của Đảng Tự do, Lord Murray.[5]

Các cáo buộc bao gồm việc em trai của Isaacs, Godfrey Isaacs, đang là giám đốc điều hành của công ty Marconi vào thời điểm nội các mà Isaacs là thành viên, đã trao hợp đồng cho Marconi.[6][7] Isaacs và Samuels đã kiện Le Matin vì tội phỉ báng, và kết quả là tạp chí này đã xin lỗi và rút lại hoàn toàn số báo đã in ra ngày 18/02/1913.[5][8][9]

Vụ việc đến tai của Quốc hội Anh nên một uỷ ban độc lập đã được lập ra để tiến hành điều tra, và uỷ ban này đã phát hiện ra rằng Isaacs và những người khác đã mua cổ phần trong công ty Marconi của Mỹ, nhưng trong khi các thành viên trong uỷ ban điều tra thuộc Đảng Tự do cho rằng các bổ trưởng không gây lỗi lầm, thì các thành viên đảng đối lập lại báo cáo rằng Isaacs và những người khác đã hành động "sai trái nghiêm trọng".[5] Trong quá trình xét xử, người ta không công khai rằng số cổ phiếu này đã được bán thông qua anh trai của Isaac với một mức giá ưu đãi.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rufus Isaacs, Hầu tước thứ nhất xứ Reading http://hansard.millbanksystems.com/people/mr-rufus... http://www.oup.com/oxforddnb/info/freeodnb/librari... http://www.oxforddnb.com/view/article/35928?docPos... //archive.org/search.php?query=((Rufus+Daniel+Isaa... //doi.org/10.1093%2Fref:odnb%2F34119 //doi.org/10.1093%2Fref:odnb%2F35928 http://openplaques.org/plaques/663 http://purl.org/pressemappe20/folder/pe/014240 https://web.archive.org/web/20091220042958/http://... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Rufus_...